1. Lưu thai
Lưu thai là hiện tượng hư thai, thai nhi chết trong bụng mẹ ở hams...
Lý do xảy ra lưu thai thì có nhiều lý do:
- Chấn động làm xảy thai khi thai đã lớn
- Bé mẹ yếu không đủ sức nuôi dưỡng thai nhi trong bụng v.v...
Lưu thai là hiện tượng hư thai, thai nhi chết trong bụng mẹ ở hams...
Lý do xảy ra lưu thai thì có nhiều lý do:
- Chấn động làm xảy thai khi thai đã lớn
- Bé mẹ yếu không đủ sức nuôi dưỡng thai nhi trong bụng v.v...
Cách nhận biết lưu thai hầu như là không có, chỉ đến lúc nào nó biểu hiện ra bên ngoài mình mới biết, ví dụ như:
- Bé mang thai bụng đã to, tự dưng càng ngày bụng càng nhỏ lại rồi trở nên bình thường như lúc chưa mang thai --> lưu thai nhưng do thai nhi chưa quá to nên có thể tự hủy dần dần từ trong bụng bé mẹ.
- Bé mang thai ra máu nhiều nhưng k sanh con được ---> nguy hiểm
- Bé mang thai ra máu nhiều nhưng k sanh con được ---> nguy hiểm
Khi bé mẹ bị lưu thai sẽ có 3 trường hợp hậu lưu thai xảy ra:
- Bé mẹ có thể lực khỏe, tự tiêu thai trong bụng => khỏe
- Bé mẹ có thể lực yếu, không tự tiêu thai được phải đẩy xác thai nhi ra ngoài => 50% có khả năng vô sinh.
- Bé mẹ thể lực yếu, không tự tiêu thai đc, trong quá trình đẩy xác thai nhi ra ngoài bị mất máu và sức dẫn đến tử vong.
Cách giải quyết khi bé tự đẩy xác thai nhi ra ngoài:
- Pha 1 ít muối và cả 1 ít đường vào nước [Muối: Giữ nước và giúp không mất máu quá nhiều, Đường: Tạo năng lượng]
- Nếu thấy bé không dùng sức đẩy được thai hư ra khi đã ra được 1/2 hay 1/3 thì trực tiếp dùng tay kéo từ từ thai hư đó ra!
- Quan sát liên tục tránh mùi máu làm hấp dẫn kiến hay các loại côn trùng khác
- Sau khi quá trình đẩy thai hư hoàn tất thì phải bổ sung chất cho bé gấp vì khi đó thể trạng bé đang rất yếu, đồng thời thay chuồng sạch sẽ.
2. Bị chảy máu ở bộ phận sinh dục
Nếu bé là cái thì có 2 nguyên nhân sau:
- Tới kỳ kinh nguyệt của bé , các bạn đừng ngạc nhiên, hams cũng có đấy nhé
- Nếu bé đang trong thời gian mang thai
+ Sắp đẻ , nếu thấy ri rỉ tí ti máu ở bộ phận sinh dục tức là bạn sẽ thấy hams baby trong khoảng ngày hôm đấy
+ Bị hư thai - lưu thai : [chi tiết xem bên trên]
3. Tiêu chảy - ướt đuôi
Tiêu chảy ở hams cũng như ở người , tức là đi ngoài ra nước . Nguyên nhân có thể do chúng mình cho các bé ăn đồ tươi quá nhiều hoặc thành phần thức ăn của chúng ta có vấn đề
Khi bé mới bị tiêu chảy chúng ta có thể dễ dàng chữa trị , nhưng 1 khi không chữa trị kịp thời để chuyển sang giai đoạn 2 là ướt đuôi thì có khả năng ảnh hưởng đến sinh mạng của bé.
Biểu hiện tiêu chảy: Phân vẫn ra viên nhưng không khô và săn mà mềm và luôn ướt, đi ngoài nhiều hơn bình thường, cơ thể bé ù lỳ không muốn vận động, mông hơi ướt.
Biểu hiện ướt đuôi: lông mông luôn ở tình trạng ướt và bết, ngửi sẽ thấy 1 mùi hôi khó chịu, phân không còn ở hình dạng nguyên thủy mà chuyển sang bãi có màu vàng hoặc xanh lá sậm, nhớt.
Cách ngăn từ tiêu chảy qua ướt đuôi:
- Pha vào bình nước của bé 1 tí xíu xiu đường, công dụng là để bổ sung và cầm nước trong cơ thể.
- Dùng smecta pha loãng thật loãng với nước rồi cho vào 1 chai thuốc nhỏ mắt để đút bé uống, ngày 2 - 3 lần, lần 2 - 3 giọt.
Nếu bé đã chuyển sang giai đoạn ướt đuôi: tiếp tục thực hiện như khi tiêu chảy nhưng vs 1 liều lượng mạnh hơn 1 tí, đồng thời hy vọng bé không sao!
4. Khi 2 bé có ẩu đả
Điều không thể tránh khỏi đó là... 1 màu đỏ và 1 vài nhúm lông bay lung tung
Khi này việc cần làm đó là tách ngay 2 bé ra 2 chuồng khác nhau, kiểm tra thương tích, dùng bông ráy tai nhúng nước sạch hoặc nước pha muối loãng rữa sơ vết thương cho các bé. Tạm nuôi trong môi trường riêng và sạch sẽ. Chỉ cần sát trùng 1 lần là đủ, nuôi riêng 2 bé khoảng 1 - 2 ngày là các vết thương sẽ lành.
5. Bị cảm cúm
Nguyên nhân: Khí hậu thay đổi, lạnh, nằm nơi không khô ráo
Biểu hiện: Khi ngủ phát ra âm thanh khò khè, khi thức thi thoảng hắt hơi vài cái, mũi ướt.
Cách chữa và khắc phục:
- Lót dày mùn cưa hơn 1 tí , luôn phải có 1 căn nhà để các bé có nơi tránh rét
- Kiểm tra bình nước xem có bị nhiễu nước làm lạnh chỗ nằm các bé hay không ?
- Kiểm tra nhiệt độ máy lạnh xem có quá thấp hay không ?
- Cứ thực hiện xong 3 bước trên là từ từ bé tự hết... đừng cho uống thuốc linh tinh.
6. Mắt hams có vấn đề
- Nếu là ghèn, dùng bông tăm thấm nước lau sạch cho bé.
- Nếu là nhiễm trùng do ẩu đả hay do côn trùng cắn hay bụi bay vào mắt v.v...
+ Dùng bông tăm thấm nước sạch lau quanh vùng mắt bị.
+ Sử dụng thuốc nhỏ mắt [ loại chai vài nghìn ở nhà thuốc tây ] nhỏ vào mắt bé , 1 giọt . Nếu nhẹ thì 1 ngày 1 lần , nặng thì 2 - 3 lần 1 ngày cho đến khi hết hẳn.
Ngoài ra:
Nếu hamter vấn đề với mắt, chảy nước mắt hoặc đỏ mắt hamster của bạn đã có thể bị nhiễm trùng mắt.
Điều này có thể được xử lý bằng cách trộn nửa cốc nước (đun sôi và làm nguội) sát trùng với một thìa cà phê bột axit boric (có sẵn từ nhà thuốc tây) và sử dụng một bình nhỏ mắt để rửa mắt hai lần hoặc ba lần một ngày hoặc bạn cho dung dịch vào cái cốc dùng miếng bông ngoáy tai mềm thấm ướt đễ rửa. Để hamster bạn ngửa ra sau và đảm bảo mắt đã ngâm kỹ trong dung dịch rửa.
Chú thích đây:
Axit boric là loại sát trùng mắt trong y tế, tránh làm mắt nhiễm bẩn, để rửa mắt bị kích ứng hoặc có vật lạ trong mắt, nếu dung dịch có biến đổi màu hoặc vẩn đục thì phải loại bỏ.
Bạn cũng không cần phải lo lắng, bởi vì nó là binh bình thường với hamster. Tuy nhiên, nếu bạn không thể làm điều đó và ko an tâm thử cách trên, hãy đến bác sĩ thú y nhé ^^
Rất nhiều loại thức ăn, snack, hạt ngũ cốc dinh dưỡng dành cho Hamster:
Đầy đủ loại vật dụng giá học sinh - sinh viên:
Đa dạng các loại đồ chơi gỗ an toàn
Rất nhiều đồ chơi nhựa + sứ màu sắc sinh động [Click xem nhé]
Các loại lót chuồng và cắt tắm tốt nhất
Những mẫu lồng xinh xinh - luôn có tại HAMSTER SHOP VĨNH LONG:
Gian hàng sản phẩm dành cho Chó Mèo [Click xem nhé]
Phản hồi
Người gửi / điện thoại
VLXD NĂM TIẾN - 55/14 Mậu Thân P3 TPVL
Yahoo: conmacon200 - Số ĐT: 0944.12.64.19 - 0186.7777.339 - 0972.82.21.22 - 0703.827525